Tác giả :

CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

-        Hỏi: Xin cho biết, một SV chính quy cần tích lũy bao nhiêu ngày Công tác xã hội (CTXH)?

-        Trả lời: SV chính quy phải tích lũy số ngày CTXH tối thiểu/khóa đào tạo là 04 ngày CTXH đối với khóa đào tạo từ 04 năm trở lên; 02 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 04 năm. Riêng khóa 2012: 03 ngày CTXH với khóa đào tạo từ 4 năm trở lên; 01 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 4 năm, hệ liên thông từ CĐ lên ĐH được miễn.

Trường hợp vì lý do sức khỏe, nên SV rất khó khăn hoặc không thể tham gia các hoạt động công tác xã hội, SV phải làm đơn kèm xác nhận về tình trạng sức khỏe của cơ quan y tế (từ cấp huyện trở lên) để Nhà trường xem xét việc miễn, giảm tham gia hoạt động công tác xã hội.

-        Hỏi: Thời gian để thực hiện tích lũy ngày CTXH trong khóa đào tạo như thế nào?.

-        Trả lời: Việc tích lũy ngày CTXH của SV được thực hiện trong suốt khóa học; SV tự quyết định thời gian hoàn tất việc tích lũy số ngày CTXH. Nhà trường khuyến cáo SV không nên để dồn vào cuối khóa.

SV tích lũy đủ số ngày CTXH theo quy định, mới được xét công nhận tốt nghiệp.

-        Hỏi: Những cá nhân, đơn vị nào có thể tổ chức hoạt động công tác xã hội có tính điểm CTXH?

-        Trả lời: Đối với các hoạt động tại trường: Trưởng các khoa/phòng/ban/TT; Ban chấp hành Đoàn - Hội từ cấp khoa/TT trở lên quyết định tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia; Ban đại diện lớp, BCH chi đoàn, chi hội có trách nhiệm đề xuất với lãnh đạo các đơn vị tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia.

Đối với các hoạt động ngoài trường(tại địa phương): Các đơn vị, tổ chức (tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể từ cấp cơ sở trở lên; công ty/doanh nghiệp; bệnh viện, trường học,…) khi tổ chức các hoạt động CTXH phải đề xuất với nhà trường bằng văn bản cho phép SV về tham gia hoạt động CTXH. Phòng Công tác HSSV, Đoàn trường & Hội SV trường là đầu mối tiếp nhận đề nghị nói trên và quyết định tổ chức hoạt động CTXH tại địa phương.

-        Hỏi: Em thường xuyên tham gia các hoạt động CTXH tại địa phương nơi em cư trú. Vậy làm thể nào để em có thể có điểm CTXH của trường?

-        Trả lời:

Trước khi tham gia hoạt động, đơn vị tổ chức hoạt động tại địa phương phải thông tin bằng văn bản (có chữ ký và đóng dấu) về nhà trường (đầu mối là P. CTHSSV, Đoàn TN, Hội SV trường) xác nhận sẽ có những SV nào của trường tham gia hoạt động.

Trong thời gian hoạt động, đơn vị tổ chức thực hiện chấm công cho SV tham gia hoạt động.

Sau khi hoạt động kết thúc, trong thời gian 14 ngày (02 tuần) đơn vị tổ chức hoạt động phải gởi chứng nhận SV tham gia hoạt động (có đánh giá mức độ hoàn thành công việc) và bản chấm công về Phòng Công tác HSSV để ghi nhận điểm CTXH cho SV.

-        Hỏi: Em là lớp trường, em có thể tổ chức hoạt động thiện nguyện cho lớp em để tính điểm công tác xã hội được không? Em sẽ phải làm như thế nào?

-        Trả lời:

Trước hết em phải thực hiện kế hoạch tổ chức chương trình, có ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa đồng ý chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động của lớp.

Thực hiện biểu mẫu CTXH-BM2 về thông tin hoạt động CTXH và lập danh sách SV tham gia gởi về phòng CTHSSV trước 15 ngày tính từ ngày tổ chức hoạt động.

Tổ chức hoạt động thiện nguyện, Lớp trưởng chấm công các bạn SV tham gia theo biểu mẫu CTXH-BM3, xin ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa thống nhất bảng điểm.

Nộp bảng điểm (chấm công) về phòng CTHSSV để ghi nhận điểm các bạn SV tham gia trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày diễn ra hoạt động.

-        Hỏi: Em đã tham gia hoạt động thiện nguyên A, do Đoàn khoa X tổ chức cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại em chưa thấy điểm CTXH của mình có trên trang online. Giờ em phải làm sao?

-        Trả lời:

Đầu tiên em liên hệ Đoàn khoa X, phản hồi thông tin hiện nay em chưa có điểm CTXH, hỏi Đoàn khoa X nguyên nhân tại sao chưa có điểm. Nếu Đoàn khoa X chưa cung cấp bảng điểm cho Phòng CTHSSV để ghi nhận thì đề nghị Đoàn khoa X mau chóng cung cấp bảng điểm cho Phòng CT HSSV để ghi nhận điểm. Trường hợp nếu Đoàn khoa X đã cung cấp danh sách điểm cho Phòng CTHSSV mà chưa có điểm, SV liên hệ trực tiếp bộ phận phụ trách điểm CTXH của phòng CT HSSV để được hướng dẫn giải quyết.

ĐIỂM RÈN LUYỆN

-        Hỏi: Xin cho biết, tại sao phải đánh giá điểm rèn luyện của SV?

-        Trả lời:  Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của SV là đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng SV trên các mặt: Ý thức và kết quả học tập; Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội;  Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; Ý thức và kết quả tham gia công tác của lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của SV.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

-        Hỏi: Điểm rèn luyện dùng để làm gì?

-        Trả lời: 

1. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng SV được lưu trong hồ sơ quản lý SV của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng SV khi ra trường;

2. Kết quả rèn luyện của học kỳ được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cho SV trong học kỳ đó;

3. Kết quả rèn luyện của năm học, khóa học được sử dụng để xét khen thưởng năm học, khóa học cho SV;

4. SV được cấp giấy chứng nhận kết quả rèn luyện theo yêu cầu;

5. SV bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học, phải tạm ngừng học tập một năm ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học..

-        Hỏi: Những cá nhân, đơn vị nào được phân quyền đánh giá điểm rèn luyện SV?

-        Trả lời:  Các đơn vị quản lý SV và các đơn vị (Phòng, ban, khoa/TT, Đoàn thể) có liên quan đến các hoạt động học tập và rèn luyện của SV đều được phân quyền đánh giá rèn luyện của SV.

-        Hỏi: Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện SV như thế nào?

-        Trả lời: 

1. Đầu học kỳ, Ban chủ nhiệm khoa hướng dẫn ban cán sự lớp SV (sau đây được gọi là lớp) tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc đánh giá kết quả rèn luyện đến từng SV trong lớp theo đúng quy định;

2. Trong suốt học kỳ:

SV tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động rèn luyện (của 5 nội dung đánh giá);

Các đơn vị, cá nhân (khoa, phòng, ban, trung tâm, các tổ chức đoàn thể, giảng viên, cán bộ viên chức) có trách nhiệm tổng hợp và cập nhật thường xuyên toàn bộ nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện của SV vào phần mềm đánh giá điểm rèn luyện để làm căn cứ cho việc đánh giá điểm rèn luyện của SV sau mỗi học kỳ. Việc nhập điểm đánh giá kết quả rèn luyện của SV sau mỗi hoạt động phải được thực hiện trong thời gian chậm nhất là một tuần kể từ ngày kết thúc hoạt động.

SV kiểm tra và đề nghị bổ sung các nội dung liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện (gồm các nội dung còn thiếu và các hoạt động tham gia tại địa phương) trong học kỳ. Điểm rèn luyện sau mỗi hoạt động, SV tiến hành kiểm tra và đề nghị bổ sung trong thời gian hai tuần kể từ ngày điểm hoạt động được công bố trên phần mềm đánh giá điểm rèn luyện;

3. Việc đánh giá điểm rèn luyện học kỳ của SV được tiến hành sau khi kết thúc học kỳ, theo trình tự sau:

a. Vào tuần đầu tiên của học kỳ tiếp theo, các đơn vị & cá nhân có trách nhiệm hoàn thiện việc đánh giá, nhập điểm rèn luyện cho SV trên phần mềm.

b. Vào tuần thứ hai của học kỳ tiếp theo, thường trực hội đồng đánh giá điểm rèn luyện của SV cấp trường tiến hành chạy phần mềm đánh giá điểm rèn luyện và công bố kết quả điểm rèn luyện của SV toàn trường.

c. Vào tuần thứ ba của học kỳ tiếp theo, SV kiểm tra lần cuối các nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện qua trang online SV; SV khiếu nại các nội dung liên quan đến kết quả đánh giá điểm rèn luyện trong thời gian này.

SV thống nhất kết quả điểm rèn luyện học kỳ của mình bằng cách lưu bảng điểm rèn luyện trên trang điện tử online SV trường. Những SV không thực hiện việc thống nhất kết quả điểm rèn luyện cuối cùng của cá nhân (lưu bảng điểm), khi phân loại sẽ bị trừ mười điểm rèn luyện (qua theo dõi của phần mềm đánh giá điểm rèn luyện) và không có quyền khiếu nại các vấn đề liên quan đến điểm rèn luyện cá nhân trong học kỳ được đánh giá.

d. Vào tuần thứ tư của học kỳ tiếp theo, hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của SV cấp trường họp để thông qua kết quả đánh giá rèn luyện của SV và trình Hiệu trưởng xem xét, ra quyết định công nhận kết quả rèn luyện của SV.

-        Hỏi: Em là lớp trưởng, em nên làm gì để điểm rèn luyện của em và lớp em được cao?

-        Trả lời: 

Em nên thường xuyên nắm bắt các thông tin từ các đơn vị trong trường có tổ chức các hoạt động, thông tin các hoạt động đến các bạn SV trong lớp để các bạn tham gia các hoạt động, tích luỹ điểm rèn luyện trong học kỳ.

Em nên tham mưu với khoa tổ chức các hoạt động học thuật, phong trào, CTXH để SV tham gia.

Quan tâm, phản hồi các hoạt động SV có tham gia mà các đơn vị chưa công nhận, qua đó bảo vệ quyền lợi của các bạn SV.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

VIDEO CLIP TUYÊN TRUYỀN

Xem tất cả Video

Truy cập tháng: 15,850

Tổng truy cập:114,078